Phát triển về mặt thể chất

su phat trien,  be 19 thang tuoi,  su phat trien cua be 19 thang tuoi,  cham soc be,  tap noi,  chay nhay,

Cho bé ở tuổi này đi sân chơi, đối với các bậc cha mẹ, đôi khi còn mệt hơn một buổi tập thể dục nặng. Đến nay, con bạn đã có thể chạy (mặc dù may mắn là bạn vẫn có thể chạy nhanh hơn bé) và trong chớp mắt sẽ đuổi theo một quả bóng, tiến nhanh vào vùng nguy hiểm của trò chơi xích đu, hoặc vồ lấy món đồ chơi của người khác. Bé cũng có thể đổ cát từ xô ra và ném bóng. Tin tốt là con bạn đã có được sức khỏe, các khả năng về hoạt động thể chất và sự tự tin. Nhưng bé chỉ là một đứa trẻ mới biết đi nên sẽ chưa thể tự cân bằng và phản ứng tốt với các tình huống như các trẻ lớn. Vì vậy, đây cũng là thời gian các bậc cha mẹ cần thêm thận trọng. Hãy giám sát con bạn một cách cẩn thận ở nhà, trên sân chơi và giữ cho bé được chơi tự do một cách an toàn nhất.
Phát triển về mặt giao tiếp xã hội

su phat trien,  be 19 thang tuoi,  su phat trien cua be 19 thang tuoi,  cham soc be,  tap noi,  chay nhay,

Quái vật dưới gầm giường, một anh hề lớn và náo nhiệt tại một bữa tiệc sinh nhật, những tiếng động lớn không nguồn gốc, tiếng sấm, … – những điều này, dù là thực tế hay sản phẩm của trí tưởng tượng, cũng đủ để làm bé sợ. Tại sao? Sợ hãi là một phản ứng bản năng trước điều chưa biết rõ hoặc có tính đe dọa. Bé chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh và còn rất nhiều điều mới lạ, không thể đoán trước có thể gây lo sợ cho bé. Trí tưởng tượng sống động và kỹ năng lập luận còn đang phát triển cũng góp phần vào nỗi sợ đôi khi bất hợp lý của bé. Một cái bóng trên tường cũng có thể trông giống như một người khổng lồ hai đầu, một tiếng động lớn không nguồn gốc cũng có thể giống như tiếng gầm của một con quái vật đang đói! Nỗi sợ của bé sẽ tự nhiên mất đi khi bé lớn hơn, có thể là vào các năm học mầm non hoặc tiểu học. Nhưng cho đến khi đó, hãy nghiêm túc đối diện với nỗi sợ hãi của con bạn, động viên rằng bé luôn an toàn và khen ngợi những nỗ lực (dù nhỏ) của bé khi bé cố gắng để vượt qua sự sợ hãi.
Phát triển về mặt trí lực

Rất nhiều câu hỏi sẽ được bé đặt ra trong giai đoạn này. Bé của bạn có thể hỏi liên tục "cái gì đây mẹ?', "kia là cái gì", … Sau đó, trong năm thứ ba của cuộc sống, bé có thể hỏi: "Tại sao?" "Tại sao?" "Tại sao?" Mặc dù những câu hỏi không ngừng đôi khi có thể làm bạn mất kiên nhẫn, hãy nhớ rằng con bạn hỏi không đơn giản chỉ để tiêu khiển mà vì bé có một mong muốn không thể áp đảo là được tìm hiểu thế giới xung quanh và thực hành kỹ năng ngôn ngữ vừa chớm nở của bé. (Bé cũng phát hiện ra rằng hỏi "Cái gì?" sẽ giúp bé nhận được nhiều phản ứng từ bạn hơn là một tuyên bố đơn giản như "Con tự nhìn đi")! Dù trò chuyện với trẻ ở tuổi này là không hề đơn giản nhưng các chuyên gia tin rằng điều này là quan trọng và đáng để cố gắng. Không phải lúc nào bạn cũng có thể hiểu bé nhưng bạn có thể lắng nghe, nhìn vào mắt bé và đáp lại ở mức tốt nhất bạn có thể. Điều này sẽ truyền tải đến bé thông điệp rằng những gì bé nói là quan trọng và sẽ khuyến khích bé tiếp tục nói chuyện!
benconmoingay.com